Mới đây, tôi vừa đọc được một câu chuyện ấn tượng kể về một nhà khoa học nổi tiếng với những phát hiện quan trọng trong lĩnh vực vật lý học và thiên văn học.
Theo đó, trong một buổi phỏng vấn, phóng viên đã hỏi ông rằng điều gì đã khiến cho ông có sức sáng tạo lớn đến vậy, nhờ vào đâu mà ông luôn có những suy nghĩ vượt qua giới hạn của những người bình thường.
Và câu trả lời của nhà khoa học này đã khiến mọi người đều cảm thấy bất ngờ.
Câu chuyện chai sữa bò bị đổ
Ông kể lại, hồi hai tuổi, có một lần ông đã tự mình mở tủ lạnh để lấy một chai sữa bò nhưng do cái chai bị trơn nên đã tuột tay, làm chai sữa rơi vỡ tan tành. Sữa trong chai văng tung tóe, chảy lênh láng trên sàn bếp.
Đúng lúc đó, mẹ ông đi vào và nhìn thấy. Nhưng thay vì la mắng và trừng phạt, mẹ ông chỉ nói:
“Mẹ chưa từng thấy vũng sữa bò nào lớn thế này đâu. Làm ra được đống lộn xộn này thì con cũng giỏi đó. Sữa đổ thì cũng đã đổ rồi. Con có muốn chơi với vũng sữa này một lúc trước khi mẹ con mình dọn nó đi không?”.
Được lời như cởi tấm lòng, cậu bé 2 tuổi lúc đó vui mừng quay sang chơi với vũng sữa mình vừa tạo ra.
Một lúc sau, mẹ ông chậm rãi nói: “Con yêu, chơi xong rồi thì mình phải dọn dẹp cho sạch sẽ. Con định dùng gì để lau sàn nào, bọt biển, khăn tắm hay cây lau nhà?”. Ông đã chọn bọt biển và hai mẹ con vui vẻ lau dọn chỗ sữa bị đổ.
Câu chuyện chưa dừng ở đó. Chờ đến khi dọn dẹp xong, mẹ ông mới nói: “Hồi nãy con làm rơi chai sữa vì chưa biết cách cầm nó đúng cách bằng đôi tay bé xíu của con. Bây giờ mẹ con mình ra sân sau và con hãy thử đổ nước vào chai và thử xem cầm bằng cách nào thì chai mới không bị rơi nhé!”
Từ đó, ông học được rằng chẳng phải sợ hãi bất cứ một sai lầm nào bởi từ những thất bại đó, ông học được rất nhiều điều. Đó cũng chính là cách những thí nghiệm khoa học của ông diễn ra.
Cậu bé trong câu chuyện trên chính là Stephen Robert Gray, nhà khoa học và thiên văn học nổi tiếng với các phát hiện về truyền dẫn điện, cách điện, cảm ứng tĩnh điện.
Ông còn tự mình chế tạo kính viễn võng và bằng những thiết bị tự chế đó, ông đã có nhiều phát hiện về điểm đen của mặt trời.
Bài học cho các bậc phụ huynh: Hãy cho con quyền được sai
Rõ ràng, không có nhiều phụ huynh có thể hành xử thông thái như người mẹ của nhà khoa học Stephen Robert Gray trong câu chuyện trên bởi đa phần bố mẹ đều mặc định trẻ con không được quyền làm trái ý họ.
Trẻ con luôn bị bố mẹ mắng không được mè nheo, không được khóc, không được bày đồ chơi, không được bị điểm kém, không được thua bạn… trong khi chúng chỉ như những con chim non nớt, đang dò dẫm từng bước vào đời.
Thiết nghĩ, bên cạnh quyền được học hành, quyền được vui chơi, quyền được hưởng sự chăm sóc, các bố mẹ hãy cho con quyền được sai, quyền được thất bại.
So với việc bắt con phải tuân theo các quy tắc hay cấm đoán trẻ, con chắc chắn sẽ học hỏi được nhiều hơn từ chính những trải nghiệm, những thất bại và vấp ngã của bản thân mình.
- Câu chuyện tivi Sony xâm nhập thị trường Mỹ với kế sách bắt “Còn bò đầu đàn” (26.05.2020)
- CÂU CHUYỆN VỀ BA NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI (24.11.2017)
- Câu chuyện của "NGƯỜI LÀM THUÊ SỐ 1 VIỆT NAM" Lê Trung Thành. (23.11.2017)
- "Nên nhớ tiền thuộc về nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!". (23.10.2017)
- EM MUỐN 1 NGƯỜI CHỒNG LƯƠNG 500.000$/1 NĂM. (07.09.2017)
- Đừng tin vào lãi suất Ngân Hàng, hãy tin vào lãi suất Thực. (04.08.2017)
- Rút ví cho bé gái 100 đồng, 15 năm sau người đàn ông nhận được lời đề nghị hấp dẫn (06.07.2017)
- Từ chuyện vay ngân hàng 1 USD đến lối tư duy ngược ai cũng nên học hỏi của người Do Thái (05.07.2017)
- Liên Minh Những Người Tinh Hoa Nhất của Apple (28.06.2017)
- LÝ THUYẾT "CON GIÁN" (04.08.2017)